Như ai cũng vốn biết, đồ ăn hay bất kì mặt hàng nào khi được đem đi xuất khẩu sẽ luôn có giá thành cao hơn từ 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, mới đây dân mạng đang xôn xao trước 1 clip so sánh rất thú vị của anh chàng người Việt đang sinh sống tại Nhật về giá thành của một số món ăn phổ biến nhất ở Việt Nam. Điều khiến dân mạng tò mò là không hiểu vì sao, giá thành lại cao hơn những 7 lần so với giá gốc ở Việt Nam. Cùng chúng mình tìm hiểu xem sao nhé!
Nước mắm Nam Ngư
Món đầu tiên trong clip so sánh này đó chính là món được tìm thấy trong căn bếp của rất nhiều hộ gia đình: chai nước mắm Nam Ngư. Nước mắm Nam Ngư được người Việt rất ưa thích, gọi đây là món gia vị quốc hồn quốc túy trên mâm cơm Việt làm nên sự đủ đầy, trọn vị. Vì thế, chén nước mắm ngon trở thành một trong những lý do mà mỗi người con Việt xa quê đều thương nhớ, đặc biệt là ở Nhật. Nhật Bản thường chuộng nước tương hơn. Một chai Nam Ngư ở Việt Nam có giá 35k thì sang Nhật lại có giá lên đến 120k.
Tương ớt Chinsu
Trong ngũ vị ẩm thực Việt, vị cay đem lại cho người ăn nhiều cung bậc cảm xúc nhất và so với vị cay xè, cay nồng của wasabi hay mù tạt mà người Nhật yêu thích, thì người Việt Nam lại chuộng tương ớt Chinsu như một gia vị trong mọi món ăn phổ biến nhất ở Việt Nam. Giống như Nam Ngư, Chinsu khi qua Nhật cũng phải chịu cảnh đội giá lên gấp gần 7 lần từ 10k lên đến tận 65k khi được đem đi xuất ngoại.

Bim bim (snack)
Trong series so sánh và giới thiệu món ăn Việt Nam này tất nhiên không thể thiếu bim bim, món quà vặt của hầu hết tuổi thơ người Việt. Tuy nhiên khi sang đến Nhật Bản, thì khó lòng mà mua một gói snack oishi thông thường với giá rẻ bèo chỉ 5k nữa, mà lên đến tận 35k.
Mì tôm Hảo Hảo
Mì tôm, đặc biệt là mì tôm Hảo Hảo từ lâu đã được coi là món ăn phổ biến nhất ở Việt Nam và là thức ăn tinh thần của bất kì người con xa xứ nào. Mỗi lần hết tiền là lại nhớ nhất vị chua cay, ngon ngọt của gói mì tôm chưa đến 5k, ấy vậy mà sang Nhật, gói mì tôm cũng có giá lên đến tận 20k. Vừa buồn cười vừa thuơng!

Hoa quả
Các món ngon Việt Nam ở đây không chỉ bao gồm hàng hoá thực phẩm đóng gói đóng chai mà bao gồm cả hoa quả. Ví như thanh long ở Việt Nam có giá 35k mà sang Nhật Bản có giá lên đến 320k, mía từ 13k lên 95k và dừa từ 15k lên đến tận 80k. Tất cả đều có giá chênh lệch từ 6-7 lần
Vì sao lại có sự chênh lệch giá thành cao như vậy?
“Cửa ải” xuất nhập khẩu nhiều tiêu chuẩn
Nhật Bản luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam, đứng top 3 những thị trường xuất nhập khẩu quan trọng nhất. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường rất khó tính, yêu cầu nhiều vấn đề kiểm dịch trong việc xuất nhập khẩu, các khâu vệ sinh kiểm tra hay vận chuyển cũng đều được tiến hành cẩn thận.
Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu Việt Nam chỉ được cập cảng tại Nhật Bản sau khi được tiến hành kiểm dịch động, thực vật, báo cáo nhập khẩu thực phẩm đúng theo luật Vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, hàng hoá nhập khẩu yêu cầu phải tuân thủ mọi quy định về giai đoạn từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến khi phân phối, giao hàng; tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế và cả tiêu chuẩn riêng của siêu thị Nhật Bản.
Mức sống cao hơn
Mức sống ở Việt Nam so với Nhật Bản vốn dĩ đã có sự chênh lệch khi mà tiền tệ của 2 bên khá khác nhau, mức sống của Nhật cũng cao hơn.